Chuyện du học sinh đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm cũng như kiếm thêm thu nhập đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp các bạn sinh viên “sa đà” vào kiếm tiền mà mải quên nhiệm vụ và mục đích chính bản thân mình đến một nước khác là để học. Đó là một “cạm bẫy” và cũng là một thách thức. Vậy làm cách nào để tránh bẫy “mải làm quên học” mà du học sinh thường vướng phải?du học sinh

Trong tập ba tọa đàm “Shine with Australia – Tỏa sáng cùng Australia“, Helena Nguyễn – kiểm toán FSO tại Ernst & Young Vietnam, cựu sinh viên Đại học Queensland, Jenna Nguyễn – trợ lý văn phòng Phó hiệu trưởng, Đại học Western Sydney và Lê Nguyễn Trà My – Phó Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại bang Victoria, sinh viên Đại học Monash (Úc) cho biết không ít du học sinh tập trung đi làm để cải thiện tài chính nên sao nhãng việc học, thiếu kiến thức nền tảng để phát triển bền vững.

Tuy nhiên, nếu quá tập trung vào việc học, sinh viên có thể đánh mất nhiều cơ hội trải nghiệm thực tiễn, tích lũy kỹ năng. Tình trạng này cũng gây nên rất nhiều bất lợi bởi các hoạt động ngoại khóa, làm thêm… có thể giúp sinh viên cọ xát thực tế, mở rộng quan hệ và có thêm kinh nghiệm thực chiến.

1, Lập kế hoạch và sắp xếp danh sách công việc, học tập theo mức độ ưu tiên:

du học sinh

Helena Nguyễn kể lại, cô từng rất bận rộn khi vừa học, vừa tham gia dự án dành cho người trung niên và cao tuổi, làm Đại sứ sinh viên, đồng thời, duy trì công việc chuyên viên rủi ro tín dụng. Sau quãng thời gian này, cô thêm nhiều kinh nghiệm quản lý thời gian, cân bằng giữa việc học và các hoạt động khác.

Với cựu du học sinh sinh năm 1999, cách hữu hiệu nhất là sắp xếp kế hoạch khoa học và phân mức độ ưu tiên theo các tiêu chí phù hợp với hoàn cảnh của mình trong từng thời điểm. Helena chia sẻ, có nhiều lúc cô gần như kiệt sức. Tuy nhiên, mỗi khi gặp tình trạng đó, cô sẽ ngồi lại, tĩnh tâm để lập danh sách nhiệm vụ cần thực hiện và sắp xếp chúng theo mức độ cấp thiết.

“Điều gì gấp, quan trọng, tôi sẽ làm trước. Ví dụ như lúc thi, tôi sẽ xin nghỉ làm một tuần để tập trung vào ôn luyện. Hoặc những lúc cao điểm, phải nộp bài luận, tôi cũng phải ưu tiên cho việc học trước”, nữ diễn giả 9x nói thêm.

du học sinh
Helena Nguyễn (ngoài cùng bên phải) tham gia hoạt động gắn kết, tạo dựng mạng lưới quan hệ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

2, Lên kế hoạch cho từng giai đoạn cụ thể:

Tương tự, Jenna Nguyễn cũng tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, công việc bán thời gian hoặc làm thực tập sinh cho doanh nghiệp để tạo nên sự khác biệt trong CV. Cô cho biết, khi nộp hồ sơ, nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào phần kinh nghiệm hoặc hỏi rất nhiều để đánh giá ứng viên có phù hợp với vị trí công việc và doanh nghiệp hay không. Do đó, các hoạt động ngoại khóa, thực tập, làm thêm là điều không thể thiếu trong quá trình học đại học nói chung, du học nói riêng.

Để đảm bảo cân bằng mọi yếu tố, Jenna sắp xếp hoạt động theo từng giai đoạn. Năm đầu tiên, cô không đi làm vì chưa ưu tiên vấn đề tài chính. Thay vào đó, cô tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ hay làm tình nguyện viên cho các sự kiện của trường. Nhờ quãng thời gian này, Jenna có thể làm quen với nhiều nhân viên trong trường và bắt đầu xây dựng mạng lưới quan hệ từ đây.

định cư Úc

“Sau đó, họ đã giới thiệu cho tôi cơ hội việc làm khi thấy tôi có kỹ năng phù hợp với dự án. Tôi còn được mời làm thành viên Ban cố vấn du học sinh cho Hiệu trưởng và dần gần gũi với các thầy cô hơn từ đó”, nữ diễn giả nói thêm.

Năm kế tiếp, Jenna bắt đầu đi thực tập tại một đơn vị truyền thông lớn thứ ba trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm và có thêm cái nhìn mới về môi trường làm việc của Úc. Trong giai đoạn này, cô vẫn duy trì hoạt động ngoại khóa và công việc ở văn phòng Phó hiệu trưởng trường đại học.

“Quá trình vừa học vừa tham gia ngoại khóa, thực tập giúp tôi có công việc toàn thời gian tốt hơn sau khi tốt nghiệp”, cô khẳng định.

du học ÚC
Jenna Nguyễn (áo trắng, ở giữa) tập trung tham gia hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ trong năm đầu tiên. Ảnh: Nhân vật cung cấp

3, Du học sinh cần biết cách khéo léo “say No” khi cần thiết:

Tuy nhiên, nữ diễn giả sinh năm 1995 cũng nhấn mạnh, các bạn trẻ cần biết tự cân bằng bằng cách “say No!” (nói Không!). Thời gian mới tới Úc, do sợ phán xét, làm mất lòng người khác, Jenna nhận tất cả lời mời từ mọi người. Lúc này, cô hoàn toàn quá tải và dần nhận ra cần biết ưu tiên việc nào quan trọng. Cô cũng học cách từ chối những điều bản thân không thực sự mong muốn.

Tuần đầu của học kỳ không quá bận rộn, do đó, Jenna tập trung những hoạt động ngoại khóa. Sau đó, khi có nhiều bài tập hay bắt đầu kỳ thi, cô giảm tải công việc, ôn luyện tập trung hơn. Với cô, học tập vẫn là việc quan trọng hàng đầu với một du học sinh.

“Khi biết được cái gì quan trọng với mình trong khoảng thời gian đó, bạn nên ưu tiên làm trước. Sau đó, khi đã cân bằng tốt, bạn có thể phát triển, học hỏi và trau dồi bản thân”, Jenna chia sẻ.

4, Dành thời gian thư giãn, tập thể dục và rèn luyện sức khỏe cá nhân:

Ngoài ra, theo hai diễn giả trẻ, thư giãn cũng là một cách rất tốt để cân bằng cuộc sống. Ví dụ, Helena duy trì việc tập thể dục hàng ngày. Theo cô, đây là cách xả stress hiệu quả cả về thể xác lẫn tinh thần. Du học sinh hay bất cứ ai không nên để lý do “bận” chiếm mất quỹ thời gian nghỉ ngơi.

du học sinh
Helena (ngoài cùng bên trái) tham gia nhóm nhảy để thư giãn, đồng thời, thỏa mãn đam mê. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Cơ thể con người không được sinh ra để làm việc không ngừng. Chúng ta cũng cần phải có thời gian để thả lỏng cơ thể, tinh thần. Các bạn có thể làm những thứ mình thích như đi xe đạp, nghe nhạc hoặc xem triển lãm. Lúc này, quay lại làm việc, năng suất sẽ tăng lên rất nhiều”, Helena khuyên người trẻ.

Nguồn: VnExpress

Liên hệ Letax Education để được hỗ trợ và tư vấn du học Úc và định cư Úc miễn phí, nhanh chóng và hiệu quả nhé!

———–
LETAX EDUCATION – MỞ KHÓA TƯƠNG LAI

Email: hoa@letaxgroup.vn / info@letaxgroup.com.au

Điện thoại:

  • 0901532786 (Hà Nội)
  • 0376802705 (TP. HCM)

Cập nhật thêm nhiều thông tin học bổng các các thông tin hữu ích khác để chuẩn bị hành trang mở khóa tương lai cùng Letax Education tại Fanpage letaxeducation nhé!